Trong phân tích xu hướng thị trường, một trong những công cụ được hầu hết các trader sử dụng là mô hình nến rút chân đảo chiều. Hãy cùng Đầu tư forex16888 tìm hiểu ngay mô hình này cùng cách vận dụng cây nến đảo chiều trong chứng khoán với bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
Mô hình nến rút chân đảo chiều là gì?
Nến rút chân đảo chiều là một mô hình nến Nhật dùng để báo hiệu xu hướng đảo chiều của giá trên thị trường. Có hai loại mô hình nến đảo chiều đó là mô hình nến đảo chiều tăng và mô hình nến đảo chiều giảm. Nếu như mô hình nến đảo chiều tăng xuất hiện sau khi xu hướng giảm kết thúc, giá bắt đầu tăng thì mô hình nến đảo chiều giảm lại báo hiệu cho một xu hướng giảm xuất hiện sau một loạt biểu hiện tăng giá liên tiếp trên thị trường.
Các nến rút chân đảo chiều tăng tiêu biểu:
- Mô hình nến Hammer – Nến búa
- Mô hình nến Bullish Engulfing – Nến nhấn chìm tăng
- Mô hình nến Morning Star – Nến sao mai
- Mô hình nến Piercing Pattern – Nến đường chọn
Các nến rút chân đảo chiều giảm đáng chú ý:
- Mô hình nến Gravestone Doji – Nến Doji bia mộ
- Mô hình nến Bearish Engulfing – Nến nhấn chìm giảm
- Mô hình nến Evening Star – Nến sao hôm
- Mô hình nến Shooting Star – Nến bắn sao
Nhìn vào hình ảnh, bạn cũng có thể thấy được các đặc điểm của mô hình nến búa:
- Chân nến trên rất ngắn hoặc bị tiêu giảm
- Chân nến dưới rất dài
- Thân nến nhỏ, ngắn và có thể là nến tăng hoặc giảm
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về nến Hammer để nhà đầu tư, đặc biệt là các trader mới bắt đầu bước làm quen với cây nến rút chân đảo chiều trong chứng khoán, forex dễ dàng hơn.
Mô hình nến Hammer – Nến búa
Nến búa hay nến hình búa là một mô hình nến rút chân đảo chiều tăng được các trader sử nhiều trong phân tích kỹ thuật forex, chứng khoán hiện nay. Là một nến đảo chiều tăng, Hammer handle đương nhiên xuất hiện sau một xu hướng giảm và có thể báo hiệu một sự tăng giá sắp xảy ra. Đặc điểm nến Hammer như sau:
- Chân nến trên rất ngắn hoặc bị tiêu giảm
- Chân nến dưới rất dài
- Thân nến nhỏ, ngắn và có thể là nến tăng (nến xanh) hoặc giảm (nến đỏ rút chân)
Ý nghĩa của nến rút chân đảo chiều (nến hammer)
Tại thời điểm xuất hiện nến hammer, bên bán chiếm ưu thế thị trường và đẩy giá đi xuống. Nhưng giá chạm đáy, thị trường lại có xu hướng đảo chiều vì bên mua bắt đầu hành động đẩy giá tăng mạnh trở lại. Trạng thái giá đóng cửa bằng hoặc gần bằng giá mở cửa được thiết lập.
Một cách dễ hiểu, mô hình nến búa có xu hướng từ chối chiều giảm liên tục của giá. Phe bán giảm dần sức ảnh hưởng đến thị trường, quyền chi phối thuộc về phe mua và giá đảo chiều. Khi xác định được các điểm báo đảo chiều, nhà đầu tư có thể đặt lệnh hoặc đóng lệnh phù hợp với những tín hiệu nhận được.
Tuy nhiên một trong những kiến thức đầu tư forex, chứng khoán mà chúng tôi lưu ý cho bạn đó là không nên mua ngay khi thấy nến rút chân đảo chiều chứng khoán này xuất hiện. Bạn cần đợi dấu hiệu cho thấy giá thực sự tăng khi xu hướng giảm kết thúc (có thể dựa vào cây nến tiếp theo sau nó). Trong một vài trường hợp riêng lẻ, nến Hammer có thể cung cấp sai tín hiệu nên bạn cần cẩn thận quan sát đừng nóng vội quyết định mua hay bán.
Đặc điểm của nến rút chân đảo chiều
Nến rút chân đảo chiều là gì đã được chúng tôi nêu ở phần trước. Nó cũng nói lên một phần đặc điểm của mô hình này đó là sự xuất hiện của nến đảo chiều là tín hiệu cho thấy thị trường chuyển bị có một sự biến động giá (có thể là tăng hoặc giảm). Từ đó giúp cho nhà đầu tư có thể vào lệnh và thoát lệnh hợp lý.
Hướng dẫn đầu tư với mô hình nến rút chân đảo chiều:
Hiểu được nến rút chân đảo chiều là gì chỉ là bước đầu tiên giúp bạn tiếp cận mô hình này. Để thực sự vận dụng được mô hình nến này trong thực tế đầu tư cần một quá trình dài vừa học vừa thực hành. Chính vì thế để giúp bạn thuận lợi hơn trong giao dịch, chung tôi đưa ra một vài hướng dẫn và mẹo khi đặt lệnh, cắt lỗ, chốt lời với mô hình nến rút chân đảo chiều bên dưới.
Vào lệnh
Tín hiệu vào lệnh khi nến rút chân đảo chiều mới xuất hiện sẽ không hoàn toàn chính xác để giúp nhà đầu tư lập tức đặt lệnh. Bởi vì có thể xảy ra tình huống đi ngược xu hướng chính vì giá cả luôn biến động. Thông thường, trader sẽ đợi tín hiệu xác nhận để đặt lệnh. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ nêu ví dụ trực quan khi giao dịch sử dụng mô hình nến rút chân đảo chiều tăng Hammer.
Cắt lỗ
Dù với mô hình nào, bạn cũng cần cắt lỗ sau khi đặt lệnh bởi vì không có gì là chắc chắn 100%. Khi đặt stoploss sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro với những diễn biến không lường trước được của thị trường. Thường trader sẽ đặt stoploss cách râu nến 2-3 pips.
Chốt lời
Quy tắc áp dụng khi chốt lời là cặp R:R có tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2. Ngoài ra, bạn cũng có thể takeprofit với kích thước của mô hình nến đảo chiều.
Ví dụ trực quan về nến rút chân đảo chiều Hammer
Để giúp bạn dễ hình dung giao dịch thực tế sử dụng mô hình nến rút chân đảo chiều là gì? Như thế nào? Sau đây chúng tôi đưa ra ví dụ trực quan về mô hình nến Nhật – nến Hammer.
Trong hình biểu thị một cặp GU sau khi giá trên thị trường giảm giá mạnh, nến Hammer xuất hiện báo hiệu sự đảo chiều tăng. Ta có thể điểm vào lệnh đạt mức 50% độ dài nến búa và cắt lỗ dưới bấc nến vài pips tránh trường hợp Market quét qua khi thị trường biến động.
Lưu ý: khi thấy cây nến rút chân trong chứng khoán, để tăng thêm độ chính xác, bạn có thể xem xét thêm các yếu tố khác như xem xét vùng giá trị, xác định rõ xu hướng chính. Bên cạnh đó, ngoài nến đảo chiều bạn có thể kết hợp thêm các chỉ báo khác để tăng thêm phần trăm thành công khi đặt lệnh- chốt lời.
Kết luận
Nến rút chân đảo chiều là một công cụ phân tích kỹ thuật forex hữu hiệu. Không chỉ nhà đầu tư mới mà các “lão làng” trong thị trường tài chính đều yêu thích sử dụng. Tuy không thể ngày một ngày hai mà có thể sử dụng được mô hình này. Nhưng chúng tôi tin nếu bạn thực sự kiên trì học hỏi thì tương lai không xa sẽ trở thành một master và ứng dụng hiệu quả mô hình này trong đầu tư. Đầu tư forex16888 hy vọng bạn sẽ đạt được mục tiêu này trong thời gian sớm nhất nhé! Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm:
Bài viết liên quan
Chỉ Số MFI Là Gì? Sử Dụng Chỉ Số MFI Trong Đầu Tư Forex
Download Sách Hay: Dạy Con Làm Giàu Tập 2 PDF
Lệnh Short Là Gì? Lệnh Short Trong Đầu Tư Chứng Khoán
Lệnh Long Là Gì? Hướng Dẫn Trade Với Lệnh Long
OBV Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chỉ Báo OBV
CMF là gì? Những thông tin thú vị về CMF