CMF là gì? Những thông tin thú vị về CMF

CMF là gì
Rate this post

Một trong những chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng thị trường được nhiều trader sử dụng hiện nay là CMF. Vậy CMF là gì? Làm sao để giao dịch hiệu quả với chỉ báo CMF? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây của Đầu tư forex16888.

CMF là gì?

CMF (từ viết tắt của Chaikin Money Flow, tạm dịch  là dòng tiền Chaikin) là một chỉ báo đo lường khối lượng dòng tiền trong khoảng thời gian nhất định (phổ biến nhất là 20 hoặc 21 ngày). Chỉ báo CMF được phát triển bởi nhà giao dịch, nhà môi giới, founder công ty Chaikin Analytics – Marc Chaikin năm 1960. Mục đích tạo ra chỉ báo này để đo lường, đánh giá áp lực mua, bán dựa trên sự biến động của dòng tiền. 

Ban đầu, chỉ báo này được sử dụng trong giao dịch chứng khoán. Nhưng về sau, nó trở thành công cụ phân tích kỹ thuật forex với nhiều trader vì tính chất dòng tiền không thay đổi dù ở thị trường nào.

Công thức tính chỉ báo CMF

Sau khi tìm hiểu CMF là gì, cùng Đầu tư forex16888 nghiên cứu công thức tính chỉ báo CMF bên dưới bạn nhé!

Trên phần mềm, CMF tính theo thời gian mặc định là 20 kỳ với công thức:

(1) Hệ số dòng tiền = [(close1-low1)-(high1-close1)]/(high1-low1)

(2) Khối lượng dòng tiền = hệ số dòng tiền * khối lượng giao dịch mỗi kỳ

(3) CMF 20 kỳ = tổng khối lượng dòng tiền 20 kỳ/tổng khối lượng giao dịch trong 10 kỳ

Trong đó: 

  • close1: giá đóng cửa
  • high1: giá cao nhất
  • low1: giá thấp nhất

Ví dụ về sử dụng CMF trong đầu tư

Để giúp bạn dễ hình dung việc tính và sử dụng chỉ số CMF trong đầu tư, bạn có thể xem ví dụ của chúng tôi bên dưới. (Hình ảnh biểu đồ của RIMM – Research in motion) 

Hình 1:

CMF là gì
CMF là gì? Ví dụ minh họa 1

Khi quan sát trên hình bạn có thể nhận thất giá đóng cửa ảnh hưởng đến hệ số nhân của CMF. 

Hình 2:

CMF là gì
CMF là gì? Ví dụ minh họa 2

CMF có xu hướng ngược lại so với giá CLX

Chiến lược đầu tư với chỉ số CMF

Hiểu rõ CMF là gì rồi, vậy còn chờ gì nữa không lấy giấy bút ra note lại những kiến thức đầu tư forex với chiến lược đầu tư ứng dụng chỉ số CMF bên dưới cùng chúng tôi nào các bạn ơi!

Đánh giá áp lực mua bán

Dựa vào vị trí của đường chỉ báo CMF, trader có thể đánh giá được áp lực mua/bán. Cụ thể:

– Đường CMF cắt hoặc trên đường trung tâm (0): áp lực mua đang lớn hơn áp lực bán, phe mua chiếm ưu thế trên thị trường.

– Đường CMF cắt hoặc dưới đường trung tâm (0): áp lực bán lớn hơn áp lực mua, phe bán đang kiểm soát thị trường. 

Tuy nhiên, trên thực tế tín hiệu cắt và vị trí của CMF là sai, đặc biệt khi xu hướng giá không rõ ràng hoặc thị trường biến động mạnh. Do đó, một trong số cách mà nhiều trader sử dụng để giảm sai số là sử dụng chiến lược giao dịch với tín hiệu cắt mở rộng (thường là (-0.05,+0.05), (-0.1,+0.1)…) thay cho mức 0. Lưu ý là việc lựa chọn cặp giá trị này còn tùy thuộc vào độ biến động của thị trường.

Ví dụ:

Nhìn vào hình ảnh biểu đồ Freeport McMoran dưới đây, có thể thấy rằng sử dụng mức -0.05 và +0.05 ít tín hiệu gây nhiễu hơn. 

Mũi tên màu xanh đánh dấu CMF cắt từ mức -0.05 lên trên mức +0.05. Ngược lại mũi tên đỏ biểu thị CMF cắt xuống -0.05 từ vùng +0.05: Liên tục trong khoảng thời gian giữa tháng 2 và tháng 12, CMF cắt lên xuống đường trung tâm ít nhất 10 lần, cắt mức +0.05 3 lần và -0.05 2 lần. So với tín hiệu cắt mức 0, những tín hiệu còn lại trễ hơn, giảm thiểu độ nhiễu đáng kể.

CMF là gì
CMF là gì? Đánh giá áp lực mua bán

 

Lưu ý khi sử dụng chỉ báo CMF trong xu hướng mạnh 

Khi sử dụng chỉ báo CMF trong xu hướng mạnh, trader cần để ý đến dấu hiệu xu hướng chính dựa vào hành động giá. Trong một xu hướng tăng, nếu dòng tiền tăng mạnh theo xu hướng giá thì đẩy giá lên cao hơn, nếu dòng tiền giảm thì đảo chiều xuất hiện. Ngược lại, đối với xu hướng giảm. 

CMF là gì
CMF là gì? Sử dụng CMF trong xu hướng mạnh.

Lưu ý khi sử dụng chỉ báo CMF trong thị trường bất ổn

Trong một thị trường bất ổn, đôi khi dấu hiệu mà CMF mang lại không thực sự chính xác. Vì vậy bạn cần lọc bỏ những tín hiệu sai, tìm xu hướng chính trong thời gian dài hơn để đi theo nó. 

Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy có 18 tín hiệu từ tháng 2 đến tháng 11 nhưng thực sự nó  không thể hiện được xu hướng, làm cho nhà đầu tư dễ đặt lệnh sai khi giao dịch với CMF dẫn đến những rủi ro trong đầu tư.

CMF là gì
Sử CMF trong thị trường bất ổn.

Tín hiệu phân kỳ 

Khi hiểu được CMF là gì, giao dịch đủ lâu thì bạn cũng có thể nhận ra những tín hiệu phân kỳ khi phân tích xu hướng. Phân kỳ xuất hiện khi chỉ báo chuyển động CMF không đồng bộ với giá. 

Cụ thể thì có phân kỳ giảm và phân kỳ tăng. Phân kỳ giảm khi giá hình thành đỉnh cao hơn CMF. Ngược lại, phân kỳ tăng khi giá hình thành đáy thấp hơn còn CMF tạo ra các đáy cao hơn. 

Ví dụ minh hoạt trong hình dưới đây của cặp tỷ giá GBP/AUD: mũi tên xanh là phân kỳ tăng, mũi tên đỏ là phân kỳ giảm. 

CMF là gì
Tín hiệu phân kỳ

Kết luận về chỉ báo CMF

CMF là một chỉ báo đem đến những tín hiệu giúp cho nhà đầu tư phân tích thị trường hiệu quả. Kể cả những trader mới hay nhà đầu tư lão luyện đều yêu thích sử dụng Chaikin Money Flow. Mặc dù không dễ gì để sử dụng CMF một cách thành thạo nhưng chỉ cần bạn quyết tâm học hỏi thì chúng tôi tin rằng thành quả sẽ đến với bạn 

Thông qua bài viết này, Đầu tư forex16888 hy vọng bạn hiểu được CMF là gì cũng như cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo này. Chúng tôi cũng khuyên bạn để đánh giá chính xác xu hướng thị trường, bạn nên sử dụng kết hợp các công cụ kỹ thuật phân tích, các chỉ báo khác để giảm rủi ro khi đầu tư. Chúc bạn thành công!!!

>>> Xem thêm: