Lý Thuyết Dow Là Gì? Áp Dụng Lý Thuyết Dow Trong Đầu Tư Forex

lý thuyết dow là gì
5/5 - (1 bình chọn)

Khi tìm kiếm thông tin về nền tảng của các phân tích kỹ thuật trong forex, câu trả lời luôn luôn là lý thuyết Dow. Vậy bạn có thắc mắc lý thuyết Dow là gì? Nguồn gốc từ đâu? Và làm sao vận dụng lý thuyết này vào đầu tư không? Với bài viết này, Đầu Tư Forex 16888 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dow theory cũng như cách tiếp cận thị trường từ góc độ của một trader kinh nghiệm. 

Lý thuyết Dow là gì?

Khi bắt đầu tìm hiểu về cách phân tích thị trường, tôi đã lùng sục tất cả tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo chí, kênh đầu tư uy tín… Và câu trả lời mà tôi nhận được chỉ có một. Đó chính là lý thuyết dow. Đây là cánh cửa đầu tiên giúp tôi từng bước hiểu được cách thị trường vận hành, cách nhà đầu tư phân tích xu hướng tăng giảm giá và đầu tư sinh lời.

Với góc độ của một trader có kinh nghiệm, tôi muốn chia sẻ kiến thức bổ ích này cho bạn. Đầu tiên cùng đến với khái niệm lý thuyết Dow là gì?

Dow là một lý thuyết cơ bản nhất, là nguồn gốc của tất cả các phân tích kỹ thuật chứng khoán, forex hiện nay. Lý thuyết Dow được Charles H. Dow (1851 – 1902) nhà sáng lập và là biên tập viên đầu tiên của tạp chí danh tiếng Mỹ Wall Street Journal viết. Ban đầu, ông viết dưới dạng các nguyên lý cơ bản về những yếu tố tác động đến thị trường, cách đo lường hiệu quả các biến số làm thay đổi xu hướng dịch chuyển giá có ảnh hưởng đến sức khỏe của thị trường. Những bài viết của ông được đăng trên tạp chí và thu hút một lượng lớn đọc giả quan tâm.

lý thuyết dow là gì
Lý thuyết Dow là gì? Áp dụng lý thuyết trong đầu tư forex

Lịch sử ra đời của lý thuyết Dow

Sau lý thuyết dow là gì, bạn có tò mò lý thuyết Dow được phát triển như thế nào không? Như đã đề cập ở trên, cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles H. Dow. Nhưng đến năm 1902 khi ông qua đời, những nghiên cứu của ông được người đồng nghiệp là William Peter Hamilton phát triển dựa trên 255 bài xã luận của Dow.

Dow tin rằng bằng cách phân tích điều kiện tổng thể của nền kinh tế, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng thị trường chính xác. Để làm được điều này ông dựa trên 2 chỉ số cơ bản là chỉ số công nghiệp dow jones và chỉ số vận tải dow jones (trước kia gọi là chỉ số đường sắt). Vì hai chỉ số này bao gồm hai lĩnh vực kinh tế chính và quan trọng bấy giờ là công nghiệp và vận tải. Cùng với sự phát triển, chỉ số Dow trong chứng khoán đã thay đổi ít nhiều. Nhưng về mặt lý thuyết, Dow theory được các nhà phân tích phố Wall công nhận. Ở thời điểm hiện tạo, lý thuyết Dow vẫn là một trong những lý thuyết căn bản mà bất kỳ trader nào đầu tư forex cũng cần biết.

6 nguyên lý cốt lõi của lý thuyết Dow nhà đầu tư nên nhớ

lý thuyết dow là gì
Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Đến đây, chắc có lẽ bạn đã biết được lý thuyết dow là gì rồi đúng không. Tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ 6 nguyên lý cốt lõi của lý thuyết Dow – thứ mà tôi thuộc nằm lòng để áp dụng khi phân tích kỹ thuật trong forex

Nguyên lý 1: Giá phản ánh tất cả

Nguyên lý thứ nhất của lý thuyết dow forex là giá cả phản ánh tất cả. Có thể hiểu một cách đơn giản là giá cả phản ánh những biến động thị trường. Tất cả các thông tin từ quá khứ, hiện tại, tương lai không ít thì nhiều đều làm biến động giá. 

Những thông tin này đến từ chủ quan của nhà đầu tư như cảm xúc, mức độ hiểu biết,… Và các yếu tố khách quan khác như lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát/giảm phát,,… Ngoài ra, những biến số rủi ro như động đất, sóng thần,… trước kia bị loại trừ cũng được tính vào giá thị trường. 

Một lưu ý theo Dow đó là thông tin không phải là tất cả. Nó chỉ là một trong các điều kiện để nhà đầu tư đưa ra dự đoán về tương lai chính xác hơn mà thôi. Khi mọi thứ thay đổi, theo đó thị trường cũng điều chỉnh cùng với giá.

Nguyên lý 2: 3 xu hướng chính của thị trường

Theo lý thuyết Dow, 3 xu hướng chính của thị trường bao gồm: 

(1) Xu thế chính (cấp 1 – main movement): kéo dài từ dưới một năm đến một vài năm. Trong thời gian này, giá có thể tăng hoặc giảm.

(2) Xu thế phụ (cấp 2 – swing movement): kéo dài từ 10 ngày đến 3 tháng, có xu hướng ngược nhiều với xu thế chính

(3) Xu thế nhỏ (cấp 3 – short swing): kéo dài vài giờ đến 1 tháng hoặc hơn. 3 xu thế này có thể diễn ra đồng thời.

Một trong những kinh nghiệm tôi rút ra được khi vận dụng nguyên lý này của lý thuyết dow trong chứng khoán để đầu tư đó là nên quan tâm đến xu thế chính nhiều hơn. Nó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sự biến động giá. Còn các xu thế nhỏ hơn thì thông tin thị trường thường không rõ ràng và dễ bị nhiễu. Do đó, không nên đưa ra quyết định đầu tư vội vàng nếu quá quan tâm vào một xu thế nhỏ. 

Nguyên lý 3: Xu hướng chính của thị trường có 3 pha

Về cơ bản, đến đây chúng ta đã đi được nửa chặng đường tìm hiểu lý thuyết dow là gì và 2/6 nguyên lý cơ bản có thể áp dụng trong thực tiễn đầu tư. 

Tiếp nối là nguyên lý thứ 3 – Xu hướng chính có 3 giai đoạn, cụ thể:

lý thuyết dow là gì
Lý thuyết Dow là gì? Xu hướng chính của thị trường có 3 pha

Giai đoạn tích lũy:

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư đang ở mức nhận biết hoạt động mua (bán) cổ phiếu đi ngược lại xu hướng chung của thị trường. Lúc này, giá hầu như không thay đổi quá nhiều. 

Giai đoạn này thường xuất hiện ở cuối đà giảm. Chính vì thế, rủi ro giảm giá cũng không có vì áp lực bán gần như biến mất, giá không thể thấp hơn nữa. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những giai đoạn khó khăn nhất với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Họ không thể nhận biết được liệu xu hướng giảm đã thực sự kết thúc hay chưa. 

Một mẹo nhỏ của tôi trong suốt thời gian tham gia trade forex muốn chia sẻ với bạn khi áp dụng lý thuyết dow trong forex là hãy thử kết hợp các công cụ phân tích kỹ thuật trong forex như mô hình nến Doji Nhật, mô hình nến nhấn chìm,… Đây là các mô hình phổ  biến, bạn có thể tự tìm hiểu tại nhà qua các kênh đầu tư uy tín hiện nay.

>>> Xem thêm

Giai đoạn bùng nổ

Sau giai đoạn tích lũy là giai đoạn bùng nổ. Khi thời kỳ tồi tệ qua đi, sự lạc quan của nhà đầu tư quay trở lại. Những tính hiệu tích cực từ phía thị trường cũng kéo các trader nhanh chóng tham gia, giai đoạn bùng nổ thực sự bắt đầu. Biểu hiện rõ nhất đó là giá tăng mạnh và liên tục. Đây cũng là giai đoạn kéo dài lâu nhất. Các nhà đầu tư lúc này đã nắm bắt đủ thông tin trong dài hạn, chiếm giữ một vị thế nhất định và thu một khoản lợi nhuận kha khá cho mình.

lý thuyết dow là gì
Lý thuyết Dow là gì? Giai đoạn bùng nổ thị trường chính của thị trường có 3 pha

Giai đoạn quá độ

Khi giá đạt đỉnh, thị trường bắt đầu hạ nhiệt dần, chuyển sang giai đoạn quá độ. Bên mua không còn nắm thế kiểm soát thị trường, và đã tích lũy được một khoản lời khổng lồ. Họ bắt đầu bán lại các mã tài sản đang nắm giữ cho những người mới tham gia. Đây là giai đoạn kết thúc cho một xu thế tăng và bắt đầu cho một xu hướng giảm.

Nguyên lý 4: Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau

Với nguyên lý thứ 4, cần quay ngược về quá khứ để hiểu tại sao Dow lại sử dụng 2 chỉ số là chỉ số công nghiệp dow jones và chỉ số vận tải (đường sắt)dow jones để phân tích cũng như đưa ra kết luận “các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau” nhé!

lý thuyết dow là gì
Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý thứ 5 trong lý thuyết dow forex

Bối cảnh

Thời kỳ của Dow, Mỹ là một cường quốc phát triển công nghiệp.  Nhà máy nằm rải rác, có mặt trên khắp lãnh thổ nước Mỹ. Vì thế, các nhà máy thông thường phải vận chuyển hàng hóa của mình để cung cấp cho thị trường bằng đường sắt. Và chỉ số chứng khoán trung bình đầu tiên của Dow là các nhà máy (sản xuất) và công ty đường sắt. Với Dow, tăng trưởng thị trường trong công nghiệp không thể xảy ra trừ khi có sự tăng chỉ số trung bình của các công ty đường sắt. 

Theo logic này, nếu lợi nhuận của các nhà sản xuất tăng lên, nó đồng nghĩa họ đang sản xuất nhiều hơn. Khi sản xuất nhiều, học phải vận chuyển nhiều hơn nữa đến người tiêu dùng. Do đó, nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm các dấu hiệu tăng trưởng của một nhà sản xuất, họ nên nhìn vào hiệu suất của công ty đó khi họ đưa lượng hàng hóa sản xuất được của mình ra thị trường (vận chuyển bằng đường sắt). Đường trung bình thể hiện xu hướng của hai ngành này phải cùng chiều nhau. 

Ý nghĩa rút ra

Điều này có nghĩa là tín hiệu xảy ra của chỉ số này tương ứng với dấu hiệu xảy ra của chỉ số kia trên biểu đồ. Và theo lý thuyết Dow, sự đảo chiều thị trường phải được xác định từ 2 chỉ số.

Quay về với hiện tại, lý thuyết cho đến nay vẫn còn giá trị. Và nó được nhiều nhà đầu tư vận dụng vào phân tích xu hướng thị trường. 

Nguyên lý 5: Khối lượng (volume) phải xác nhận xu hướng

Dow tin rằng khối lượng giao dịch và lượng người tham gia cũng là một chỉ số để xác định xu hướng. Khi giá di chuyển với lượng giao dịch thấp có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi giá dịch chuyển với lượng lớn giao dịch thì nó biểu hiện quan điểm thị trường đúng. Nếu như có nhiều người tham gia tích cực trong một thị trường chứng khoán cá biệt, giá sẽ di chuyển một cách đáng kể theo một hướng. Ông cho rằng đây là hướng mà thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo và là dấu hiệu cho thấy xu hướng này đang phát triển. 

Điều này có nghĩa là lượng tăng – giá tăng- xu hướng -tăng và ngược lại. Tuy nhiên có một số trường hợp không theo quy luật này. 

Nguyên lý 6: Xu hướng sẽ tồn tại đến khi sự đảo chiều thực sự rõ ràng

Theo lý thuyết Dow, thị trường có lẽ sẽ di chuyển một cách tạm thời theo hướng ngược lại với xu hướng. Nhưng chúng sẽ sớm đi theo hướng trước đó. Với nhà đầu tư, việc xác định xem sự đảo chiều là bắt đầu một xu hướng mới hay một dịch chuyển tạm thời trong xu hướng hiện tại không phải là điều dễ dàng. Do đó, sự đảo ngược xu hướng thực sự diễn ra khi có các dấu hiệu cụ thể. Và cần có thời gian cũng như một nền tảng kiến thức, kinh nghiệm đủ để biết thời điểm đảo chiều.

Nguyên lý thứ 6 cũng là nguyên lý cuối cùng được tôi nêu ra trong chuỗi chia sẻ kiến thức về lý thuyết dow là gì? Hy vọng những thông trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đầu tư forex, chứng khoán. Trước khi kết thúc, tôi cũng muốn lưu ý một vài hạn chế về lý thuyết dow với bạn để tránh hiểu lầm, hiểu sai và vận dụng sai trong thực tiễn nhé!

Hạn chế của lý thuyết Dow đối với thị trường

Sau khi tìm hiểu lý thuyết Dow là gì? Bạn cũng sẽ nhận định được một vài hạn chế của nó qua phân tích trên đúng không?

Nền móng của lý thuyết Dow đã được ra đời từ thế kỷ trước khi Charles H Dow đăng những bài xã luận của mình trên Wall Street Journal và sau đó được phát triển bởi William P. Hamilton. Qua thời gian, những giá trị về mặt lý thuyết vẫn còn giá trị. Tuy nhiên sẽ có những nguyên lý đã trở nên không phù hợp và không phản ánh đúng bản chất thị trường hiện tại:

– Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay, chúng ta có những công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trong forex hiện đại hơn, thông minh hơn và chính xác hơn. 

– Thị trường hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Họ có thể tham gia trong khoảng thời gian ngắn và dài khác nhau. Dow Theory không đủ cơ sở để chứng minh những tác động qua lại giữa các thành phần này với nhau và với thị trường. 

– Thị trường biến động từng giây, từng phút. Vì thế, nếu chỉ áp dụng duy nhất một lý thuyết với những nguyên tắc cứng nhắc mang tính hàn lâm thì quá trễ để nhà đầu tư có thể kiếm lời từ các sàn chứng khoán, forex. 

– Các biến số tác động đến xu hướng thị trường ngày nay cũng đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Chỉ dựa vào lý thuyết dow thì chưa đủ để đưa ra nhận định chính xác về thị trường.

Kết luận

Là một nhà đầu tư, ai cũng muốn kiếm được lợi nhuận cao. Nhưng để làm được điều này trước tiên bạn cần có những đánh giá đúng đắn về thị trường. Một trong các lý thuyết đặt nền móng cho việc phân tích & phát triển công cụ phân tích thị trường hiện nay mà các trader không nên bỏ qua chính là lý thuyết Dow. Thông qua bài viết này, Đầu tư forex 16888 hy vọng bạn có thể hiểu được lý thuyết dow là gì? 6 nguyên lý cốt lõi mà nhà đầu tư nên nhớ về Dow theory qua chia sẻ của một trader có kinh nghiệm trong ngành. Bên cạnh đó là những lưu ý khi vận dụng các nguyên tắc này để trade forex trong thực tế có hiệu quả.